Vin vào tập tính để lấy cớ
Bàn về câu ca "Tháng giêng là tháng ăn chơi, tháng hai cờ bạc, tháng ba rượu chè…", GS Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Việt Nam, nhận định đó là thói quen không còn phù hợp với xã hội hiện đại, nhưng vẫn đang kéo dài trở thành thói xấu của người Việt.
Theo nhà nghiên cứu văn hóa, cơ chế nghỉ ngơi trên xuất phát từ phương thức sản xuất của xã hội nông nghiệp có từ ngàn năm trước. Trước kia người nông dân chỉ sản xuất 1 vụ, thời kỳ nông nhàn vì vậy cũng kéo dài. Đặc thù này đã quy định luôn nhịp hoạt động sinh học của con người từ thế hệ này sang thế hệ khác để lại như một thứ gene di truyền, thấm vào mỗi người thành tập tính khó thay đổi.
“ Xưa kia, các cụ cho rằng tháng giêng là tháng ăn chơi, có kéo dài sang tháng hai, tháng ba cũng không hề gì vì nó đâu có ảnh hưởng tới sản xuất. Với nghề nông, người dân quan niệm, chậm một chút hay nhanh hơn một chút cũng không sao. Nếp suy nghĩ đó tạo hệ lụy khiến con người có ý thức tùy tiện, không có tính chuyên nghiệp trong lao động”, GS Thịnh nói.
Từ đây, GS Thịnh đưa ra so sánh: Trong khi xã hội công nghiệp người ta quý trọng từng giờ, từng phút thì người lao động mình vẫn cho phép “giờ cao su”, tới công ty chậm 1, 2 ngày, thậm chí chậm cả tuần để chơi xuân nơi quê nhà… Đối với cán bộ công chức, trong tác phong làm việc cũng xuất hiện quan niệm “chậm một chút chẳng chết ai”
“Đành rằng tập tính có từ ngàn xưa song khi đã bước vào phương thức sản xuất khác, điều kiện khác thì con người buộc phải thay đổi để thích ứng. Thái Lan cũng từng xuất thân từ nước nông nghiệp nhưng họ khắc phục được tập tính này nhanh hơn chúng ta rất nhiều.
Nhìn ra được điểm yếu là quan trọng, chỉ sợ người ta không chịu sửa hoặc chậm khắc phục, vin vào tập tính lấy cớ để cố duy trì, nên dễ dàng xuề xòa cho nhau.”, GS Thịnh nói.
Người thừa, ăn chơi cũng chẳng sao
Xét về khía cạnh kinh tế, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong nhận định: Việc cho Nghỉ tết dài ngày là sự cải cách linh hoạt theo hướng tích cực được người lao động hoan nghênh, xã hội ủng hộ. Đây cũng là cơ hội cho doanh nghiệp tăng thêm doanh thu từ các hoạt động kinh tế dịch vụ xã hội trong bối cảnh kinh tế èo uột.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Minh Phong cũng không phủ nhận mặt trái khi thói quen “ăn chơi dông dài” truyền thống của người Việt đã trở thành hệ lụy xã hội.
Dẫn ra ví dụ điển hình: Mặc dù đã có quy định cấm nhưng đầu năm tình trạng cán bộ công chức vẫn bỏ giờ làm đi du xuân, lễ lạt chùa chiền, vẫn diễn ra phổ biến, TS Nguyễn Minh Phong phân tích: “Lý giải tình trạng này, có ý kiến cho rằng công việc đầu năm tại một số cơ quan nhà nước chưa tới nỗi bức xúc phải giải quyết ngay nên cán bộ nhân viên vẫn có thể tranh thủ thực hiện những chuyến đi lễ đầu năm như một quán tính của tâm linh; rồi thì người đứng đầu cơ quan vẫn chưa nghiêm túc trong việc nhắc nhở nhân viên… Tuy nhiên, nguyên nhân chính khiến cảnh cán bộ công chức dành thời gian trong giờ hành chính đi lễ đầu năm, là do xuất phát từ tình trạng thừa quá nhiều biên chế tại các cơ sở công quyền. Vắng cô thì chợ vẫn đông, vắng 1/3 nhân viên đi chùa chiền lễ lạt thì công việc ở nhà cũng vẫn chạy cơ mà”.
TS. Nguyễn Minh Phong cho rằng không thể khắc phục thực trạng trên trong một sớm một chiều. “Ngoài việc tuyên truyền thay đổi nhận thức của người lao động để thấy được trách nhiệm của mình thì người lãnh đạo trong mỗi đơn vị quản lý lao động cần phải tăng cường chế tài lao động. Chẳng qua, thái độ chưa nghiêm túc trong công việc là do khâu kỷ luật chưa nghiêm, một khi đã hình thành hệ thống chế tài nghiêm minh thì người lao động chắc chắn sẽ thực hiện tốt”.
Bàn về câu ca "Tháng giêng là tháng ăn chơi, tháng hai cờ bạc, tháng ba rượu chè…", GS Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Việt Nam, nhận định đó là thói quen không còn phù hợp với xã hội hiện đại, nhưng vẫn đang kéo dài trở thành thói xấu của người Việt.
Theo nhà nghiên cứu văn hóa, cơ chế nghỉ ngơi trên xuất phát từ phương thức sản xuất của xã hội nông nghiệp có từ ngàn năm trước. Trước kia người nông dân chỉ sản xuất 1 vụ, thời kỳ nông nhàn vì vậy cũng kéo dài. Đặc thù này đã quy định luôn nhịp hoạt động sinh học của con người từ thế hệ này sang thế hệ khác để lại như một thứ gene di truyền, thấm vào mỗi người thành tập tính khó thay đổi.
“ Xưa kia, các cụ cho rằng tháng giêng là tháng ăn chơi, có kéo dài sang tháng hai, tháng ba cũng không hề gì vì nó đâu có ảnh hưởng tới sản xuất. Với nghề nông, người dân quan niệm, chậm một chút hay nhanh hơn một chút cũng không sao. Nếp suy nghĩ đó tạo hệ lụy khiến con người có ý thức tùy tiện, không có tính chuyên nghiệp trong lao động”, GS Thịnh nói.
Từ đây, GS Thịnh đưa ra so sánh: Trong khi xã hội công nghiệp người ta quý trọng từng giờ, từng phút thì người lao động mình vẫn cho phép “giờ cao su”, tới công ty chậm 1, 2 ngày, thậm chí chậm cả tuần để chơi xuân nơi quê nhà… Đối với cán bộ công chức, trong tác phong làm việc cũng xuất hiện quan niệm “chậm một chút chẳng chết ai”
“Đành rằng tập tính có từ ngàn xưa song khi đã bước vào phương thức sản xuất khác, điều kiện khác thì con người buộc phải thay đổi để thích ứng. Thái Lan cũng từng xuất thân từ nước nông nghiệp nhưng họ khắc phục được tập tính này nhanh hơn chúng ta rất nhiều.
Nhìn ra được điểm yếu là quan trọng, chỉ sợ người ta không chịu sửa hoặc chậm khắc phục, vin vào tập tính lấy cớ để cố duy trì, nên dễ dàng xuề xòa cho nhau.”, GS Thịnh nói.
Người thừa, ăn chơi cũng chẳng sao
Xét về khía cạnh kinh tế, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong nhận định: Việc cho Nghỉ tết dài ngày là sự cải cách linh hoạt theo hướng tích cực được người lao động hoan nghênh, xã hội ủng hộ. Đây cũng là cơ hội cho doanh nghiệp tăng thêm doanh thu từ các hoạt động kinh tế dịch vụ xã hội trong bối cảnh kinh tế èo uột.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Minh Phong cũng không phủ nhận mặt trái khi thói quen “ăn chơi dông dài” truyền thống của người Việt đã trở thành hệ lụy xã hội.
Dẫn ra ví dụ điển hình: Mặc dù đã có quy định cấm nhưng đầu năm tình trạng cán bộ công chức vẫn bỏ giờ làm đi du xuân, lễ lạt chùa chiền, vẫn diễn ra phổ biến, TS Nguyễn Minh Phong phân tích: “Lý giải tình trạng này, có ý kiến cho rằng công việc đầu năm tại một số cơ quan nhà nước chưa tới nỗi bức xúc phải giải quyết ngay nên cán bộ nhân viên vẫn có thể tranh thủ thực hiện những chuyến đi lễ đầu năm như một quán tính của tâm linh; rồi thì người đứng đầu cơ quan vẫn chưa nghiêm túc trong việc nhắc nhở nhân viên… Tuy nhiên, nguyên nhân chính khiến cảnh cán bộ công chức dành thời gian trong giờ hành chính đi lễ đầu năm, là do xuất phát từ tình trạng thừa quá nhiều biên chế tại các cơ sở công quyền. Vắng cô thì chợ vẫn đông, vắng 1/3 nhân viên đi chùa chiền lễ lạt thì công việc ở nhà cũng vẫn chạy cơ mà”.
TS. Nguyễn Minh Phong cho rằng không thể khắc phục thực trạng trên trong một sớm một chiều. “Ngoài việc tuyên truyền thay đổi nhận thức của người lao động để thấy được trách nhiệm của mình thì người lãnh đạo trong mỗi đơn vị quản lý lao động cần phải tăng cường chế tài lao động. Chẳng qua, thái độ chưa nghiêm túc trong công việc là do khâu kỷ luật chưa nghiêm, một khi đã hình thành hệ thống chế tài nghiêm minh thì người lao động chắc chắn sẽ thực hiện tốt”.
0 Góp ý cho bài viết, Thêm bạn