Theo quan niệm của người Đông Nam Á, buổi sáng mồng Một đầu năm hết sức quan trọng, người nào cũng giữ gìn từ lời ăn tiếng nói cho đến việc đi đứng, thăm hỏi lẫn nhau. Họ mong mỏi buổi sáng đầu năm có người ăn ở hiền lành, làm ăn phát đạt, tính tình vui vẻ... bước chân vào nhà trước nhất.
Đó là tục xông nhà, xông đất, có nơi gọi là đạp đất. Người ta tin rằng việc đạp đất có ảnh hưởng sâu sắc đến vận mệnh của gia chủ cả năm.
Giờ xông đất bắt đầu từ sau giao thừa trở đi, khi tiếng chuông báo hiệu năm cũ đã qua, năm mới đến. Cách xông đất sau giờ giao thừa thường để người thân trong gia đình tự xông lấy. Người ta chọn một người dễ vía ra đi từ lúc chưa hết giờ trừ tịch và dự lễ tại đình chùa, sau đó xin hương hái lộc. Lúc trở về nhà đã bước sang năm mới, người này tự "xông nhà", mang sự tốt lành quanh năm về cho gia đình theo quan niệm của ông bà xưa. Đi xông nhà như vậy tránh được sự nhờ vả kẻ khác.
Thời gian xông nhà tốt nhất vào buổi sáng mồng một Tết. Người đi xông đất, ngoài những lời cầu chúc tốt đẹp dành cho gia chủ còn phải ăn mặc thật đẹp và mang theo một chút quà Tết. Quà ở đây không nhất thiết là quý giá, nhiều hay ít, mà chỉ có tính cách tượng trưng và phụ thuộc vào mức độ quen biết gia chủ thân hay sơ. Nó có thể là một chai rượu Tết, một gói trà ngon, một chiếc bánh chưng hay một phong bánh ngọt. Xông đất xong còn mừng tiền, chủ yếu là cho trẻ con gia chủ. Sau đó chủ nhà cũng hoan hỉ chúc tụng lại vị khách xông nhà và thết đãi một vài món ăn hay thức uống. Chuyện ăn uống này cũng chỉ mang tính tượng trưng cho có lệ, như ăn vài miếng bánh, miếng mứt, uống một ly rượu hay chén trà. Nhà nào đã có người đến xông đất rồi thì việc tiếp khách trong ngày mồng một Tết không có ảnh hưởng gì đến gia chủ kể cả người tốt vía lẫn xấu vía.
Cho nên dù biết xông đất, xông nhà người khác là một vinh dự nhưng ai cũng e ngại. Vì cái vía của mình có may mắn, có đem lại tốt lành cho gia chủ hay không, việc đó phải chờ đến hết cả năm mới biết được.
Đó là tục xông nhà, xông đất, có nơi gọi là đạp đất. Người ta tin rằng việc đạp đất có ảnh hưởng sâu sắc đến vận mệnh của gia chủ cả năm.
Giờ xông đất bắt đầu từ sau giao thừa trở đi, khi tiếng chuông báo hiệu năm cũ đã qua, năm mới đến. Cách xông đất sau giờ giao thừa thường để người thân trong gia đình tự xông lấy. Người ta chọn một người dễ vía ra đi từ lúc chưa hết giờ trừ tịch và dự lễ tại đình chùa, sau đó xin hương hái lộc. Lúc trở về nhà đã bước sang năm mới, người này tự "xông nhà", mang sự tốt lành quanh năm về cho gia đình theo quan niệm của ông bà xưa. Đi xông nhà như vậy tránh được sự nhờ vả kẻ khác.
Thời gian xông nhà tốt nhất vào buổi sáng mồng một Tết. Người đi xông đất, ngoài những lời cầu chúc tốt đẹp dành cho gia chủ còn phải ăn mặc thật đẹp và mang theo một chút quà Tết. Quà ở đây không nhất thiết là quý giá, nhiều hay ít, mà chỉ có tính cách tượng trưng và phụ thuộc vào mức độ quen biết gia chủ thân hay sơ. Nó có thể là một chai rượu Tết, một gói trà ngon, một chiếc bánh chưng hay một phong bánh ngọt. Xông đất xong còn mừng tiền, chủ yếu là cho trẻ con gia chủ. Sau đó chủ nhà cũng hoan hỉ chúc tụng lại vị khách xông nhà và thết đãi một vài món ăn hay thức uống. Chuyện ăn uống này cũng chỉ mang tính tượng trưng cho có lệ, như ăn vài miếng bánh, miếng mứt, uống một ly rượu hay chén trà. Nhà nào đã có người đến xông đất rồi thì việc tiếp khách trong ngày mồng một Tết không có ảnh hưởng gì đến gia chủ kể cả người tốt vía lẫn xấu vía.
Cho nên dù biết xông đất, xông nhà người khác là một vinh dự nhưng ai cũng e ngại. Vì cái vía của mình có may mắn, có đem lại tốt lành cho gia chủ hay không, việc đó phải chờ đến hết cả năm mới biết được.
0 Góp ý cho bài viết, Thêm bạn