Không vạ vật ở Hà Nội để mong chờ cơ hội làm thêm đến tận 28 – 29 Tết, nhiều sinh viên đã lên đường trở về quê ngay khi được nghỉ học, miệt mài kiếm tiền ngay trên chính mảnh đất quê hương.
Lập hội, nhóm kinh doanh
Nhiều bạn trẻ nghĩ đến chuyện về quê kiếm tiền dịp Tết là một khó khăn, thậm chí không tưởng. Tâm lý chung là, Tết ở quê không có quá nhiều dịch vụ, cơ hội để sinh viên “kiếm thêm”. Bởi, ở quê, các dịch vụ về Tết đều đã được các nhà hàng, quán xá “ôm” gọn từ bao nhiêu năm nay rồi. Sinh viên về quê chỉ là chơi và đợi Tết.
Tuy nhiên, nhóm bạn của Thư, SV ĐH Ngoại ngữ, quê Bình Giang, Hải Dương lại không hề nghĩ như vậy. Nhóm của Thư đã hợp nhau lại và nghĩ đến chuyện kinh doanh hoa ngày Tết.
Thư chia sẻ: “Công việc này không quá nặng nhọc. Chúng mình chỉ việc đi lấy hoa tại các chợ đầu mối hoặc lấy tại vườn trồng, rồi mang về bán tại chợ thị trấn. Mỗi năm chỉ bán Tết khoảng 5 ngày, thu lãi không nhỏ!”.
Thu hồ hởi khoe: “Năm ngoái, một bông hồng tại ruộng, mình mua với giá 3 nghìn, bán ra từ 7 – 10 nghìn, một cành ly giá 30 nghìn, tụi mình bán được khoảng 60 – 70 nghìn, lãi gấp đôi!”
Khi được hỏi về kế hoạch của năm nay, Thu khẳng định: “Nhóm mình vẫn duy trì công việc kinh doanh hoa như năm trước, vừa có việc để làm khi về quê chờ Tết, vừa có thời gian để cả nhóm gắn kết với nhau. Chúng mình đã nhờ người liên hệ với một chủ vườn hoa đặt hàng trước rồi. Hi vọng mấy ngày cuối năm sẽ có được một khoản tiền kha khá cho một cái Tết như ý”.
Không chỉ hoa, các mặt hàng như quần áo, mũ, khăn, bao lì xì, giày dép… cũng được các bạn sinh viên tranh thủ kinh doanh ngày Tết. Huy, sinh viên trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, một người có thâm niên kinh doanh quần áo ngày Tết tiết lộ: Lấy hàng từ các chợ sinh viên Dịch Vọng, chợ Ngã Tư Sở, chợ Đồng Xuân…rồi đem về quê bán mang lại số lãi không hề nhỏ. “Đấy là còn chưa kể tới các nhóm có máu kinh doanh lớn, “lấy tận gốc, bán tận ngọn” thì ăn thua hơn nhiều”, Huy thẳng thắn chia sẻ.
Không chỉ “mang Hà Nội về quê” mà cũng có nhiều bạn trẻ có xu hướng “mang quê lên Hà Nội”. Đó là trường hợp của Đình Lam – Anh Hòa , sinh viên Viện Đại học Mở Hà Nội, quê ở Hòa Bình. Mọi người đều biết đến tiếng tăm của rượu cần Hòa Bình, và trong không khí ngày Tết, ai cũng muốn được thưởng thức một chút hương vị núi rừng.
Năm được tâm lý đó, hai bạn đã tổ chức lập website riêng và kinh doanh rượu trực tuyến. Các đơn đặt hàng được gửi qua mạng, và các bạn trở thành nhà phân phối rượu quê Hòa Bình xuống Hà Nội, vào các nhà hàng, làm quà cho người thân ở xa…
Anh Hòa chia sẻ về công việc của mình: “Việc bán hàng trực tuyến này, chúng tôi đã thực hiện được một thời gian, thấy khá hiệu quả. Nó không hề mới mẻ nhưng thú vị. Được thêm một lần quảng bá hình ảnh đẹp của quê hương là thêm một lần cảm thấy yêu quê hương hơn, cái Tết cũng có nhiều ý nghĩa hơn”.
Đêm giao thừa kiếm bạc triệu
Chưa hết ngày học nhưng D. Khanh, sinh viên Viện Đại học Mở Hà Nội, quê Lạng Sơn, lòng đã nóng như lửa đốt. Hỏi ra mới biết, cậu bạn này muốn được về nhà giúp mẹ làm công việc gói bánh chưng ngày tết bán cho nhiều nhà trong thôn.
Khanh cho biết, ở nhà, mẹ Khanh thường nhận làm bánh cho các nhà trong thôn, kết hợp nấu bánh cho gia đình mình luôn. Công việc cũng không có gì vất vả, lại thêm một phần thu nhập.
“Mình giúp mẹ gói bánh, trông bánh. Các em mình cũng thích được trông bánh. Thành ra, được trông bánh ban đêm là một thú vui khó diễn tả. Vừa được đồng ra đồng vào ngày Tết, lại sum vầy cùng gia đình, tội gì ở lại Hà Nội, bon chen cho mệt mỏi”, Khanh chia sẻ.
Vân, sinh viên ĐH Sư Phạm, quê Hải Phòng thì tìm được cách kiếm tiền bạc triệu đêm Giao thừa từ cách bánmía.
Nghe thì có vẻ không tưởng nhưng đó là cách thức làm ăn mà bạn đã thực hiện từ ngày học cấp 3 và cho đến tận bây giờ, khi đã là sinh viên năm 4.
Vân kể về công việc của mình: “Năm nào cũng vậy, từ 7h tối giao thừa là mình lại mang mía ra trước cửa nhà để bán. Bán đến khoảng 1h sáng, qua giao thừa là hết hàng, mỗi năm hết cả 200 cây mía đấy”.
Theo như cô sinh viên này, thì một cây mía cô mua về có giá khoảng 15 nghìn đồng, bán ra 25 – 30 nghìn đồng, thậm chí 40 nghìn đồng, tùy lượng khách và tâm lý khách hàng.
Cô chia sẻ: “Năm đầu tiên, mình chỉ dám buôn có 50 cây, bán hết veo ngay lúc tối. Sau đó thì qua các năm, mình cứ tăng dần số lượng. Năm nay, mình đã đặt trước 200 cây mía rồi, chắc chắn sẽ bán hết!”.
Theo Vân thì điều quan trọng nhất khi các bạn trẻ kinh doanh ngày tết là nắm được tâm lý khách hàng. “Người ta cần hàng gì cho Tết, mình sẽ bán; giá cả có thể bán hạ hơn so với các cửa hàng khác, không vấn đề gì, miễn là mình tạo được lòng tin và sự yêu mến của khách. Năm nay họ mua, sang năm họ sẽ nhớ mà tìm đến mình”, Vân chia sẻ kinh nghiệm.
Nói về việc có nhiều bạn trẻ ở lại Hà Nội làm thêm dịp Tết mà không có được thu nhập “khủng” như Vân, cô cười buồn: “Có thể là mình may mắn hơn các bạn ấy, khi nhà mình có mặt bằng cho mình buôn bán và cũng không vất vả chạy vạy, nhưng thật sự là ở Hà Nội ngày cuối năm có nhiều điều vất vả hơn ngày bình thường”.
Vân cũng nhắn nhủ thêm: “Ai không thể về quê, kiếm cơm trên mảnh đất quê hương thì phải cố gắng và tỉnh táo thôi, cuộc sống cần những con người bản lĩnh và dám vượt qua”.
Lập hội, nhóm kinh doanh
Nhiều bạn trẻ nghĩ đến chuyện về quê kiếm tiền dịp Tết là một khó khăn, thậm chí không tưởng. Tâm lý chung là, Tết ở quê không có quá nhiều dịch vụ, cơ hội để sinh viên “kiếm thêm”. Bởi, ở quê, các dịch vụ về Tết đều đã được các nhà hàng, quán xá “ôm” gọn từ bao nhiêu năm nay rồi. Sinh viên về quê chỉ là chơi và đợi Tết.
Tuy nhiên, nhóm bạn của Thư, SV ĐH Ngoại ngữ, quê Bình Giang, Hải Dương lại không hề nghĩ như vậy. Nhóm của Thư đã hợp nhau lại và nghĩ đến chuyện kinh doanh hoa ngày Tết.
Thư chia sẻ: “Công việc này không quá nặng nhọc. Chúng mình chỉ việc đi lấy hoa tại các chợ đầu mối hoặc lấy tại vườn trồng, rồi mang về bán tại chợ thị trấn. Mỗi năm chỉ bán Tết khoảng 5 ngày, thu lãi không nhỏ!”.
Thu hồ hởi khoe: “Năm ngoái, một bông hồng tại ruộng, mình mua với giá 3 nghìn, bán ra từ 7 – 10 nghìn, một cành ly giá 30 nghìn, tụi mình bán được khoảng 60 – 70 nghìn, lãi gấp đôi!”
Khi được hỏi về kế hoạch của năm nay, Thu khẳng định: “Nhóm mình vẫn duy trì công việc kinh doanh hoa như năm trước, vừa có việc để làm khi về quê chờ Tết, vừa có thời gian để cả nhóm gắn kết với nhau. Chúng mình đã nhờ người liên hệ với một chủ vườn hoa đặt hàng trước rồi. Hi vọng mấy ngày cuối năm sẽ có được một khoản tiền kha khá cho một cái Tết như ý”.
Không chỉ hoa, các mặt hàng như quần áo, mũ, khăn, bao lì xì, giày dép… cũng được các bạn sinh viên tranh thủ kinh doanh ngày Tết. Huy, sinh viên trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, một người có thâm niên kinh doanh quần áo ngày Tết tiết lộ: Lấy hàng từ các chợ sinh viên Dịch Vọng, chợ Ngã Tư Sở, chợ Đồng Xuân…rồi đem về quê bán mang lại số lãi không hề nhỏ. “Đấy là còn chưa kể tới các nhóm có máu kinh doanh lớn, “lấy tận gốc, bán tận ngọn” thì ăn thua hơn nhiều”, Huy thẳng thắn chia sẻ.
Không chỉ “mang Hà Nội về quê” mà cũng có nhiều bạn trẻ có xu hướng “mang quê lên Hà Nội”. Đó là trường hợp của Đình Lam – Anh Hòa , sinh viên Viện Đại học Mở Hà Nội, quê ở Hòa Bình. Mọi người đều biết đến tiếng tăm của rượu cần Hòa Bình, và trong không khí ngày Tết, ai cũng muốn được thưởng thức một chút hương vị núi rừng.
Năm được tâm lý đó, hai bạn đã tổ chức lập website riêng và kinh doanh rượu trực tuyến. Các đơn đặt hàng được gửi qua mạng, và các bạn trở thành nhà phân phối rượu quê Hòa Bình xuống Hà Nội, vào các nhà hàng, làm quà cho người thân ở xa…
Anh Hòa chia sẻ về công việc của mình: “Việc bán hàng trực tuyến này, chúng tôi đã thực hiện được một thời gian, thấy khá hiệu quả. Nó không hề mới mẻ nhưng thú vị. Được thêm một lần quảng bá hình ảnh đẹp của quê hương là thêm một lần cảm thấy yêu quê hương hơn, cái Tết cũng có nhiều ý nghĩa hơn”.
Đêm giao thừa kiếm bạc triệu
Chưa hết ngày học nhưng D. Khanh, sinh viên Viện Đại học Mở Hà Nội, quê Lạng Sơn, lòng đã nóng như lửa đốt. Hỏi ra mới biết, cậu bạn này muốn được về nhà giúp mẹ làm công việc gói bánh chưng ngày tết bán cho nhiều nhà trong thôn.
Khanh cho biết, ở nhà, mẹ Khanh thường nhận làm bánh cho các nhà trong thôn, kết hợp nấu bánh cho gia đình mình luôn. Công việc cũng không có gì vất vả, lại thêm một phần thu nhập.
“Mình giúp mẹ gói bánh, trông bánh. Các em mình cũng thích được trông bánh. Thành ra, được trông bánh ban đêm là một thú vui khó diễn tả. Vừa được đồng ra đồng vào ngày Tết, lại sum vầy cùng gia đình, tội gì ở lại Hà Nội, bon chen cho mệt mỏi”, Khanh chia sẻ.
Vân, sinh viên ĐH Sư Phạm, quê Hải Phòng thì tìm được cách kiếm tiền bạc triệu đêm Giao thừa từ cách bánmía.
Nghe thì có vẻ không tưởng nhưng đó là cách thức làm ăn mà bạn đã thực hiện từ ngày học cấp 3 và cho đến tận bây giờ, khi đã là sinh viên năm 4.
Vân kể về công việc của mình: “Năm nào cũng vậy, từ 7h tối giao thừa là mình lại mang mía ra trước cửa nhà để bán. Bán đến khoảng 1h sáng, qua giao thừa là hết hàng, mỗi năm hết cả 200 cây mía đấy”.
Theo như cô sinh viên này, thì một cây mía cô mua về có giá khoảng 15 nghìn đồng, bán ra 25 – 30 nghìn đồng, thậm chí 40 nghìn đồng, tùy lượng khách và tâm lý khách hàng.
Cô chia sẻ: “Năm đầu tiên, mình chỉ dám buôn có 50 cây, bán hết veo ngay lúc tối. Sau đó thì qua các năm, mình cứ tăng dần số lượng. Năm nay, mình đã đặt trước 200 cây mía rồi, chắc chắn sẽ bán hết!”.
Theo Vân thì điều quan trọng nhất khi các bạn trẻ kinh doanh ngày tết là nắm được tâm lý khách hàng. “Người ta cần hàng gì cho Tết, mình sẽ bán; giá cả có thể bán hạ hơn so với các cửa hàng khác, không vấn đề gì, miễn là mình tạo được lòng tin và sự yêu mến của khách. Năm nay họ mua, sang năm họ sẽ nhớ mà tìm đến mình”, Vân chia sẻ kinh nghiệm.
Nói về việc có nhiều bạn trẻ ở lại Hà Nội làm thêm dịp Tết mà không có được thu nhập “khủng” như Vân, cô cười buồn: “Có thể là mình may mắn hơn các bạn ấy, khi nhà mình có mặt bằng cho mình buôn bán và cũng không vất vả chạy vạy, nhưng thật sự là ở Hà Nội ngày cuối năm có nhiều điều vất vả hơn ngày bình thường”.
Vân cũng nhắn nhủ thêm: “Ai không thể về quê, kiếm cơm trên mảnh đất quê hương thì phải cố gắng và tỉnh táo thôi, cuộc sống cần những con người bản lĩnh và dám vượt qua”.
0 Góp ý cho bài viết, Thêm bạn