hieu-truong-dh-kinh-doanh-cong-nghe-mo-nganh-y-duoc-khong-vi-loi-nhuan

Ông Trần Phương, Hiệu trưởng Đại học Kinh Doanh Công nghệi. Ảnh: Bá Đô

Giải thích tính pháp lý, quy trình và điều kiện để đào tạo ngành Y đa khoa, Dược của Đại học Kinh doanh Công nghệ, trong buổi họp báo ngày 28/11, hiệu trưởng Trần Phương cho hay: "Việc thành lập, đào tạo đã được hai Bộ Giáo Dục và Y tế đã thẩm tra và thông qua".

Người đứng đầu Đại học Kinh doanh Công nghệ cũng cho rằng cả nước đang rất thiếu bác sĩ và dược sĩ, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao. Theo tiêu chuẩn của thế giới phải có 40 bác sĩ trên một vạn dân, tuy nhiên nước ta mới có 8 bác sĩ và 1,5 dược sĩ. "Nhà trường mong muốn cung cấp nguồn nhân lực tốt phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, vì vậy đã xin phép các cơ quan chức năng để đào tạo cử nhân Y Dược, tất nhiên không vì mục đích lợi nhuận", giáo sư, tiến sĩ Trần Phương nói.

Trường đã đầu tư giá trị xây dựng 80 tỷ đồng cho 2 khoa Y và Dược với 37 phòng gồm: 10 phòng làm việc, 17 phòng cho khoa Y và 3 phòng cho khoa Dược dùng chung... Ngoài ra còn có 28 phòng thực hành với số trang thiết bị trị giá khoảng 80 tỷ đồng.

"Tuy nhiên số lượng này chưa đủ vì trường mới chỉ mua cho 2 năm học, còn nếu mua đủ cả 6 năm học để đó chưa sử dụng đến sẽ mốc. Quan điểm của chúng tôi là học đến đâu đưa dụng cụ về đến đó vì đã ký với các đơn vị cung ứng, chỉ cần đặt một tuần là có, điều này không đáng lo ngại", ông Trần Phương khẳng định.

hieu-truong-dh-kinh-doanh-cong-nghe-mo-nganh-y-duoc-khong-vi-loi-nhuan-1

Hiện 28 phòng thí nghiệm được trang bị máy móc, thiết bị. Ảnh: Bá Đô

Liên quan việc thực tập của sinh viên, trường Kinh doanh và Công nghệ cho hay đã ký với 4 bệnh viện, 4 công ty dược ở Hà Nội để tiếp nhận và cử người hướng dẫn. Theo quy định của Bộ Y tế nếu mở ngành y đa khoa phải có 50 giáo viên song hiện mới có 47. "3 người nữa mời không khó, tuy nhiên trong những năm đầu chưa cần đến, mời họ về rồi ngồi không thì lãng phí", ông Phương nói.

Người đứng đầu đại học này cho hay hiện lãnh đạo khoa Y gồm: GS.TSKH Lê Anh Tuấn (nguyên Giám đốc Sở Y tế Hà Nội); PGS.TS Nguyễn Văn Tường (nguyên phó hiệu trưởng Đại học Y Hà Nội, kiêm Phó vụ trưởng Vụ khoa học đào tạo - Bộ Y tế), PGS.TS Phạm Vinh Quang (nguyên chủ nhiệm bộ môn phẫu thuật lồng ngực và mạch máu, Bệnh viện 103).

hieu-truong-dh-kinh-doanh-cong-nghe-mo-nganh-y-duoc-khong-vi-loi-nhuan-2

Cơ sở 2 của Đại học Kinh doanh Công nghệ ở Từ Sơn (Bắc Ninh) nơi đào tạo hai ngành Y Dược. Ảnh: Bá Đô

Đại học Kinh doanh và Công nghệ đang xin Bộ Giáo dục cho phép tuyển sinh theo 2 đợt. Đợt đầu vào tháng riêng, tháng 2, đợt 2 vào tháng 8 đến tháng 10. Tuyển sinh khoa Y và Dược sẽ dựa vào 4 môn toán, lý, hoá, sinh. Điểm trung bình của 3 môn lựa chọn phải đạt từ 20 điểm trở lên.

Theo đánh giá của người đứng đầu trường này những thí sinh học nghiêm túc mới đạt được số điểm này song lại cho rằng chất lượng đầu vào không quá quan trọng. "Điều quyết định là quá trình đào tạo, sinh viên học như thế nào", Giáo sư Trần Phương lý giải.

Mức học phí dự kiến khoản 3,5 triệu đồng một tháng với ngành Y và khoảng 2,5 triệu đồng cho ngành Dược. "Đây là mức có thể chấp nhận được, ngoài ra cũng tuỳ vào thực tế đào tạo để đưa ra phương án tối ưu", hiệu trưởng nhà trường chia sẻ. 

Trước băn khoăn về chất lượng đào tạo hai ngành này, quyền Vụ trưởng Giáo dục đại học Nguyễn Thị Kim Phụng cho biết Bộ Giáo dục "đã nghĩ đến" và "sẽ có cơ chế kiểm soát".

Ngày 19/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định cho phép Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đào tạo trình độ đại học, hệ chính quy ngành Y đa khoa, Dược học. Chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm của các ngành trên nằm trong tổng chỉ tiêu tuyển sinh chính quy của trường. Việc tuyển sinh, tổ chức đào tạo, đánh giá kết quả học tập, cấp bằng tốt nghiệp thực hiện theo quy định hiện hành.

Trước đó, ngày 3/12/2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế đã thống nhất tạm dừng việc xem xét mở ngành đào tạo trình độ đại học, cao đẳng các ngành Y, Dược thuộc khối không chuyên Y Dược.

Theo quy định, chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo nhân lực y tế được xác định theo số giảng viên hữu cơ quy đổi của từng ngành và các điều kiện đã được quy định để đảm bảo chất lượng, cơ sở đào tạo không được tuyển vượt con số đã xác định.

Thời gian qua, việc đào tạo ồ ạt ngành Y Dược ở nhiều trường đại học, cao đẳng không chuyên đã dẫn đến tình trạng thừa nhân lực ngành y tế, chất lượng đầu ra không đảm bảo, gây bức xúc cho người dân.


Bá Đô

Chia Sẻ:
Magpress

Phong Thủy - Đời Sống

Nơi chia sẻ kiến thức về phong thủy, phong thủy đời sống, tử vi, các phong tục, các lễ truyền thống -

Mâm lễ cúng trọn gói

0 Góp ý cho bài viết, Thêm bạn