Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Xem tử vi năm 2015 Ất Mùi cho 12 con Giáp dựa theo ngày sinh !!!
Trĩ là bệnh khá phổ biến, tuy không nguy hiểm nhưng gây ra khá nhiều bất tiện cho người bệnh.
Các triệu chứng của bệnh trĩ có thể bao gồm:
– Chảy máu và đau khi đi ngoài
– Sưng hậu môn
– Ngứa xung quanh hậu môn
– Hậu môn tiết dịch nhầy
– Thay đổi bất thường (xuất hiện cục thịt gần hoặc trong hậu môn)
Nguyên nhân gây nên bệnh trĩ là do tăng áp lực trong các tĩnh mạch vùng chậu.
Áp suất tăng lên trong tĩnh mạch thường gây ra bởi táo bón, căng giãn trong quá trình đi tiêu và ngồi lâu trong nhà vệ sinh. Những người béo phì, mang thai và ăn ít chất xơ cũng dễ bị bệnh trĩ hơn.
Có hai loại bệnh trĩ là trĩ nội và trĩ ngoại. Tĩnh mạch có thể sưng lên trong ống hậu môn hình thành trĩ nội hoặc sưng gần lỗ hậu môn, hình thành trĩ ngoại. Bất kể là loại nào, bệnh trĩ cũng có thể gây đau và khó chịu.
Tuy nhiên, trĩ là bệnh có thể phòng ngừa. Dưới đây là những mẹo giúp bạn phòng tránh bệnh trĩ:
Ăn uống lành mạnh
Vì táo bón là thủ phạm chính nên chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp phân mềm hơn, dễ dàng đi qua ruột già. Ăn uống lành mạnh không chỉ ngăn ngừa táo bón mà cũng ngăn ngừa các rối loạn tiêu hóa phổ biến khác như tiêu chảy, đầy hơi và khó tiêu.
Bạn cũng nên bổ sung nhiều chất xơ vào chế độ ăn. Chất xơ có vai trò hỗ trợ tiêu hóa. Nguồn chất xơ dồi dào gồm đậu xanh, đậu lăng, yến mạch, bánh mì ngũ cốc, gạo lứt, chuối…
Bổ sung chất xơ vào mỗi bữa ăn và dần dần đa dạng hóa các sự lựa chọn, trong khi cũng sử dụng các phương pháp chế biến lành mạnh hơn (như luộc, hấp và quay) và sử dụng ít muối, đường và dầu.
Uống nhiều nước cũng giúp hỗ trợ tiêu hóa. Nước và các dịch lỏng khác giúp tiêu hóa thực phẩm để cơ thể có thể hấp thu các dưỡng chất. Nước cũng làm mềm phân, giúp dự phòng táo bón.
Tăng cường hoạt động thể chất hàng ngày
Tập luyện có thể giúp đẩy nhanh tốc độ tiêu hóa nhờ giúp vận chuyển thức ăn qua ruột già. Tập luyện giúp hạn chế phân mất nước, ngăn ngừa phân cứng và gây táo bón
Các bài tập như chạy bộ, đi bộ, bơi tăng cường hô hấp và nhịp tim, giúp kích thích các cơn co thắt tự nhiên của đường ruột, do vậy cải thiện nhu động ruột.
Đối với người trưởng thành, nên duy trì tập luyện thường xuyên 30 phút mỗi ngày ở cường độ nhẹ để có sức khỏe tiêu hóa và sức khỏe chung tốt hơn. Nếu bạn không thể thực hiện điều này, hãy tranh thủ tập luyện ngắn trong ngày. Ví dụ, bạn có thể sử dụng cầu thang bộ thay vì đi thang máy, đi bộ xung quanh văn phòng trong giờ nghỉ trưa hoặc chỉ cần đứng lên và thực hiện vài động tác kéo giãn khoảng 5 phút sau mỗi 2 tới 3 giờ làm việc.
Nếu không có thời gian để thực hiện các bài tập tim mạch như chạy bộ, thậm chí những công việc gia đình như làm vườn, rửa xe cũng giúp cơ thể vận động.
Hình thành thói quen đi tiêu đều đặn
Chiến lược này cũng quan trọng như ăn uống tốt và duy trì vận động. Một số thói quen như nhịn đi ngoài cho đến khi phân cứng lại, ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh, rặn quá mạnh khi đi cầu có thể tăng nguy cơ bị bệnh trĩ, vì nó làm tăng áp lực trong tĩnh mạch.
Những thói quen này nên tránh và thay thế bằng cách kiểm soát đi tiêu tốt hơn. Cách tốt nhất là nên đi ngoài ngay khi muốn. Điều này giúp bạn không phải ngồi trong nhà vệ sinh quá lâu. Nó cũng giúp tránh đau do phân quá cứng và khô.
Theo Suckhoedoisong
Liên Quan Khác
Cùng Chuyên Mục
Tìm hiểu về bệnh tự kỷ ở trẻ em
7 thói quen hại não của bạn
Uống vitamin D và trà để ngừa đãng trí
Khát nước, bỏ bữa cũng gây đau đầu
Vị thuốc chữa bệnh dạ dày hiệu quả
Các thuốc để điều trị bệnh Crohn
Bình Luận Facebook
bình luận
0 Góp ý cho bài viết, Thêm bạn