Theo đó, sau khi được Bộ Y tế giao trọng trách tiếp cận và nghiên cứu tình hình bệnh viêm não cấp tại hai tỉnh Cao Bằng và Hà Giang, địa bàn vừa xảy ra 7 trường hợp tử vong nghi ngờ do bệnh lý này, ngày 27/05, đoàn công tác của Bệnh viện Nhi TW do PGS. TS Trần Minh Điển-PGĐ bệnh viện làm trưởng đoàn đã khẩn trương vượt chặng đường hơn 400km tới 2 địa bàn trên.

Được biết, cả 7 trường hợp trẻ  tử vong nghi do viêm não cấp trong thời gian từ 19/4 đến  25/5 đều đến từ huyện Bảo Lâm, Cao Bằng trong đó 4 trẻ tử vong khi được chuyển đến Hà Giang, 3 trường hợp còn lại tử vong tại Bảo Lâm khi chưa kịp chuyển viện.

Trong 5 ngày làm việc tại “ổ” dịch, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương chia làm hai nhóm nhằm khảo sát thực trạng bệnh viêm não cấp ở trẻ em, hỗ trợ tuyến dưới điều trị các ca bệnh nặng, đồng thời tổ chức tập huấn về chẩn đoán và điều trị viêm não cấp trẻ em cho các cán bộ y tế tại hai tỉnh này.

Ths.BS Hồ Anh Tuấn - Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến thăm khám cho bệnh nhi tại BVĐK Bảo Lâm, Cao Bằng. Ảnh: BV Nhi Trungt ương.

Nhóm thứ nhất dừng chân tại Hà Giang. Trong hai ngày 27 và 28/5, đoàn đã xem xét 4 trẻ tử vong tại đây do viêm não. Cả bốn trường hợp đều rơi vào nhóm trẻ dưới 6 tháng tuổi.  Khi nhập viện, các bé đều trong tình trạng hôn mê, suy hô hấp, suy tuần hoàn và tử vong trước 24 giờ nhập viện.

Song song với việc khảo sát, đoàn cũng tổ chức tập huấn một ngày cho 75 bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng của các bệnh viện tỉnh và huyện của Hà Giang và Bệnh viện huyện Bảo Lâm thuộc tỉnh Cao Bằng.

Nhóm thứ hai đã có 5 ngày làm việc tại Bệnh viện đa khoa huyện Bảo Lâm, huyện xa nhất của tỉnh cao Bằng.Trong quá trình thăm khám các bệnh nhân mới nhập viện và đang nằm viện tại đây, đoàn công tác không phát hiện ca viêm não mới nào.

Về 3 trường hợp bệnh nhi tử vong nghi do viêm não tại huyện này, 2 trẻ đã tử vong tại nhà, 1 trường hợp còn lại tử vong trên đường đến bệnh viện. Bên cạnh công tác chuyên môn, đoàn cũng tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế địa phương về bệnh viêm não trẻ em và cách nhận biết bệnh nhân nặng, tham gia hội chẩn các ca khó, tư vấn tổ chức khoa phòng đồng thời rà soát và đề xuất bổ sung các trang thiết bị tại bệnh viện.

Các bác sĩ BV Nhi TW tham gia hội chẩn các trường hợp khó với đồng nghiệp tuyến dưới. Ảnh: BV Nhi Trungt ương.

Được biết, huyện Bảo Lâm hiện còn gặp nhiều khó khăn trong công tác y tế. Huyện gồm 13 xã, dân cư thưa thớt chỉ 62 người/km2, chủ yếu là đồng bào người Mông với rất nhiều hạn chế về nhận thức và hiểu biết y tế. Đội ngũ y bác sĩ ở đây cũng còn thiếu và không được đào tạo chuyên sâu.

Bác sĩ chuyên khoa I  Nguyễn Thị Minh, Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Bảo Lâm chia sẻ: “Bệnh viện trung bình điều trị cho khoảng 130 bệnh nhân cả nội trú và ngoại trú, những đợt cao điểm thì lên đến 160, gấp hơn 10 lần số lượng bác sĩ hiện có tại bệnh viện”.

Khảo sát thực tế tại các địa phương cho thấy công tác y tế dự phòng, cụ thể là truyền thông về vệ sinh cá nhân và vệ sinh cộng đồng cần được tăng cường, đặc biệt là tại các địa bàn tập trung nhiều dân cư thuộc dân tộc thiểu số.

Các bác sĩ tuyến cơ sở (xã, huyện) cần được tăng cường năng lực chuyên môn để phát hiện chính xác triệu chứng bệnh lý trẻ em, tiếp cận chẩn đoán ban đầu và đưa ra xử trí phù hợp.

Ngoài ra, cán bộ y tế cần tuyên tuyền cho người dân các phương pháp dự phòng viêm não bằng ăn chín, uống sôi, vệ sinh cho trẻ, vệ sinh môi trường, quản lý chất thải của trẻ em và người lớn…

Nhờ những nỗ lực trong công tác “dập” dịch, tập huấn cán bộ cơ sở cũng như việc tuyên truyền người dân có ý thức và thực hiện việc vệ sinh cá nhân, an toàn thực phẩm đúng cách của các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương, tính đến ngày 30/05 tại bệnh viện Bảo Lâm, Cao Bằng, không ghi nhận thêm trường hợp trẻ mắc mới.

Let's block ads! (Why?)

Chia Sẻ:
Magpress

Phong Thủy - Đời Sống

Nơi chia sẻ kiến thức về phong thủy, phong thủy đời sống, tử vi, các phong tục, các lễ truyền thống -

Mâm lễ cúng trọn gói

0 Góp ý cho bài viết, Thêm bạn