Bà Nguyễn Thị Toàn Thắng, thạc sĩ văn hóa Học viện Cán bộ TP.HCM, chia sẻ rằng: “Một khi trẻ bị xâm hại tình dục, trẻ sẽ có những biến đổi về tâm lý. Nếu người mẹ thường xuyên trò chuyện với con sẽ phát hiện ra”. Mẹ khiếm thị sẽ không nhìn những tổn thương trên cơ thể của con nhưng có thể biết được sự thay đổi trong tâm lý của con nếu trẻ bỗng dưng thu mình lại không tiếp xúc với mọi người hoặc sợ hãi bất thường. Người mẹ phải luôn nói cho trẻ biết rằng trẻ không có lỗi để trẻ yên tâm kể hết với mẹ.
Một bạn trẻ khiếm thị đã chia sẻ kinh nghiệm của chính gia đình mình rằng chuyện gì em cũng yên tâm tâm sự để mẹ chỉ bảo cho em trong mọi tình huống. Trong khi đó, nhiều người hay đem chuyện con cái ra kể cho người khác nghe hoặc đùa cợt nên đứa trẻ trong gia đình họ luôn tự xoay xở một mình, ít chia sẻ.
Thường thì trẻ khiếm thị dễ dàng nhận được sự quan tâm giúp đỡ của người khác lúc đi qua đường hoặc lên cầu thang. Tuy nhiên, không phải ai cũng thực lòng giúp đỡ trẻ. Sẽ có những người cố ý đụng chạm vào cơ thể của trẻ. Trẻ cần được học cách nhận biết sự giúp đỡ thông thường chỉ giới hạn ở nắm tay hoặc chạm vai. Mọi sự đụng chạm ở nơi khác đều không được phép.
Ngay cả khi không tiếp xúc cơ thể, kẻ xấu vẫn có thể giở những chiêu trò bệnh hoạn như kể những câu chuyện có nội dung kích dục cho trẻ khiếm thị nghe. Một số trẻ khiếm thính thì bị dụ dỗ bằng cách cho xem những clip gợi dục.
Các em cần phản ứng quyết liệt, nếu kẻ xấu vẫn cố ý va chạm cơ thể hoặc kích dục, trẻ có thể hét lên báo động để người khác chạy đến giúp đỡ.
Dạy trẻ biết từ chối sự âu yếm ThS Toàn Thắng đề nghị các bậc cha mẹ hãy thay đổi cách âu yếm với trẻ, tuyệt đối không nựng nịu bộ phận sinh dục của trẻ nhỏ và dạy trẻ biết phản kháng quyết liệt nếu ai làm như vậy. Ngay cả việc ôm hôn cũng phải được trẻ đồng ý và có mặt cha mẹ ở đó, kể cả đó là người họ hàng thân thích. |
0 Góp ý cho bài viết, Thêm bạn